Chống thấm nhà vệ sinh là biện pháp chống thấm cấp thiết phải tiến hành khi xây dựng công trình. Ngoài ra nếu khi xây dựng không có biện pháp chống thấm hiệu quả thì trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra tình trạng nhà vệ sinh WC Toilet nhà tắm bị thấm. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho chủ đầu tư hay chủ nhà trong sinh hoạt cũng như thẩm mỹ.
Hãy cùng Chống Thấm Phương Nam Cons nêu ra những lý do cũng như cách để chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh sao cho hiệu quả ngay từ khâu bắt đầu xây dựng cũng như khắc phục nhà vệ sinh bị thấm sau khi đi vào sử dụng.
Mục Lục Nội Dung [Ẩn]
- 1. Nguyên nhân và tác hại của nhà vệ sinh bị thấm?
- 2. 1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn KOVA
- 3. 2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex
- 4. 3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sợi thủy tinh
- 5. 4. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
- 6. 5. Sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh Epoxy
- 7. 6. Dùng keo chống thấm nhà vệ sinh
Nguyên nhân và tác hại của nhà vệ sinh bị thấm?
Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng diễn ra khá thường xuyên hiện nay ở các công trình. Nguyên nhân có thể kể đến như :
- Trong quá trình thi công nhà thầu không xử lý kĩ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
- Hệ thống ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc.
- Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông.
- Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
- Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
- Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
- Thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng…
Nhà vệ sịnh bị thấm sẽ gây ra nhiều tác hại. Do đó chúng ta cần dịch vụ chống thấm cho nhà vệ sinh ngay từ khâu thiết kế xây dựng vì:
- Thấm dột không chỉ khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp mà còn làm xuất hiện rêu mốc, mùi hôi khó chịu gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
- Thi công chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu sẽ giữ cho nhà vệ sinh luôn đẹp và bền bỉ theo năm tháng, giúp bạn tiết kiệm được chi phí sơn sửa, trùng tu.
Các vị trí dễ gây thấm nhà vệ sinh là:
- Chân tường tiếp giáp giữa tường đứng và sàn nhà vệ sinh
- Cổ ống xuyên sàn
- Nứt sàn bê tông nền nhà vệ sinh.
6 cách chống thấm nhà vệ sinh toilet hiệu quả triệt để tại Phương Nam Cons
Có nhiều phương án thi công chống thấm nhà vệ sinh , từ lúc xây dựng cũng như sau khi gặp hiện tượng bị thấm. Phương án tốt nhất mang lại hiệu quả nhất là thực hiện thi công chống thấm nhà vệ sinh ngay từ khi xây dựng. Điều nay mang lại hiệu quả chống thấm lâu dài và chi phí đỡ tốn kém nhất.
1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn KOVA
Chất chống thấm Kova Là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước sự dụng cho chống thấm trong nhà vệ sinh rất hiệu quả.
Ưu điểm sơn chống thấm kova pha xi măng nhà vệ sinh
– Độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt bám dính tốt đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng
Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh kova
Bước 1: làm sạch bề mặt nhà vệ sinh cần chống thấm
- Tạo độ ẩm cho mặt sàn để đảm bảo độ bám dính được tốt nhất
- Đọn dẹp những chỗ gồ ghề
- Trám trét những vết nứt nếu có
Bước 2: tiến hành thi công chống thấm
- Pha trọn kova chống thấm với xi măng với tỉ lệ 1kg xi/10L kova đều
- Dùng con lăn cọ phủ đều lên bề mặt ít nhất là 2 đến 3 lớp chờ qua 12 tiếng rồi mới tiến hành cắn nền lót gạch men.
Phù hợp với chống thấm nhà vệ sinh nhà tắm, chống thấm bề mặt tường nhà ngoại thất, chống thấm sàn nhà…
2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex
Sika chống thấm là vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần. Nó được sử dụng chống thấm cho nhà vệ sinh rất hiệu quả.
Ưu điểm chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
– Khả năng thẩm thấu bề mặt tường cực tốt, liên kết tạo màng bề mặt cực tốt
– Thi công nhanh dễ sử dụng không cần phải có tay nghề cao mới sử dụng được
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
1. Dọn dẹp vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh
- Dọn dẹp các cụ bê tông gạch dư thừa dung máy đánh mài bàn chải làm sạch bề mặt bê tông.
2. Tiến hành thi công chống thấm nhà tắm toilet
BƯỚC 1: LÀM ẨM BỀ MẶT NỀN NHÀ VỆ SINH
- Dùng nước lăn lên sàn bê tông để tạo độ ẩm
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH
- Trộn đều 2 thành phần theo tỉ lệ 1:4 1 nước 4 bột trọn đều khoảng 3 đến 5 phút
- Dùng chỗi hoặc cọ quét phủ đều trên bề mặt ít nhất 2 lớp chờ 2 đến 3 tiếng để đảm bảo đã khô hẳn
- Chống thấm sika ngoài chống thấm sàn nhà vệ sinh còn phù hợp với những công trình như sàn mái, chống thấm sân thượng, chống thấm sàn sino, chống thấm tầng hầm, Chống thấm ngược …
3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sợi thủy tinh
Lưới chống thấm nhà vệ sinh là vật liệu khá mới mẻ, nó có khả năng tăng cường chống thấm, chống nứt sàn cho nhiều hạng mục, kết dính liên kết để bảo vệ bề mặt.
Ưu điểm sử dụng bông thủy tinh chống thấm nhà tắm
– Gọn nhẹ dễ thi công, giá thành rẻ, tăng khả năng chịu đựng
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh
Bước 1: phủ lớp cách nhiệt
- Cắn một lớp vữa xi măng mỏng
- Phủ 1 lớp lưới thủy tinh
- Cán một lớp vữa mỏng
Bước 2: lớp bảo vệ
- Cán hồ phủ mặt
- ốp gạch hoàn thiện
Lưu ý chống thấm bằng sợi thủy tinh nhớ mang theo gang tay bảo hộ khi tiếp xúc với lưới và bông thủy tinh vì chúng rất dễ kích ứng cho da gây mẫn ngứa.
Ngoài ra Phương pháp bọc phủ composite hay còn gọi là chống thấm composite FRP tiên tiến nhất hiện nay cũng rất hiệu quả.
4. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Màng khò nóng chống thấm là màng chống thấm dẻo được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polyme có khả năng chịu nhiệt và khả năng chống thấm cao.
Ưu điểm màng chống thấm nhà vệ sinh
– Độ phủ chống thấm cao, tuyệt đối không thấm nước, không cần phải cán gạch để bảo vệ
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Bước 1: chuẩn bị mặt bằng
- Vệ sinh mặt bằng nhà vệ sinh được bằng phẳng sạch sẽ nhất
Bước 2: quét keo linh cốt (Flintkot)
- Quét keo linh cốt toàn bộ bề mặt cần chống thấm
- Chờ 30 phút đến 60 phút để keo co thể khô vừa phải
Bước 3: phủ lớp màng nóng
- Tiến hành dùng đầu khò nung cho lớp màng và keo nóng lên và bám chặt vào nhau
- Tiến hành hàn giữa mối nối với nhau
Bước 4: phủ lớp bảo vệ màng
- Cán lớp vữa lên màng để bảo vệ bề mặt không bị rách
Lưu ý nếu chưa cán lớp hồ gạch bảo vệ lớp màng khò thì di chuyển hay thi công không được phép để màng bị rách.
5. Sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh Epoxy
Sơn epoxy là loại sơn hai thành phần, gốc nhựa epoxy, hiệu quả làm giảm sự ăn mòn của bê tông. Ngoài ra, sơn epoxy tạo ra một lớp cứng, sơn bóng cực cao và độ bám dính tuyệt vời, chống thấm nước rất tốt.
Ưu điểm sơn epoxy chịu nước
– Loại sơn có khả năng chống thấm nước hoàn toàn .
Quy trình công nghệ chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn epoxy
Bước 1: vệ sinh bề mặt
- Trước khi sơn epoxy chống thấm phải Xả nhám, chà sạch những vị trí nhà vệ sinh cần chống thấm thật kỹ
Bước 2: sơn sàn nhà vệ sinh
- Sơn 2 lớp chống thấm (keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy) mỗi lớp cách nhau 6h.
- Sơn lót: sau 24h lớp sơn khô, tiến hành sơn lót, sơn lót thường dùng loại sơn không dung môi, hoặc có dung môi (không sử dụng sơn gốc nước). Sơn lót thường chọn loại không màu.
6. Dùng keo chống thấm nhà vệ sinh
Keo chống thấm nền nhà vệ sinh là hợp chất silicon có tính đàn hồi, có khả năng chịu được tất cả loại thời tiết khắc nghiệt cũng như môi trường nước ẩm.
Ưu điểm chống thấm bằng keo
– Độ bền tốt, bám dính tốt trên tất cả toàn bộ mặt nền, làm cho những điểm nứt biến mất hoàn toàn
Quy trình thi công keo chống thấm
Bước 1: bắn keo
- Xác định vị trí trần nhà vệ sinh bị nứt
- Dùng máy để bắn keo vào những vị trí có đường nứt sàn
Bước 2: tiến hành vệ sinh và lăn sơn hoàn thiện
- Sơn bã phũ hoàn thiện (chờ 7 ngày để keo khô 100%)
Phù hợp với trần nhà vệ sinh bị thấm nứt, nhưng thi công chống thấm này giá thành cao hơi so với những vật liệu chống thấm còn lại.